Bắt bệnh qua tiếng bip của máy tính

Bài viết hướng dẫn cách bắt bệnh máy tính qua tiếng bip của BIOS và CMOS. Tra cứu lỗi dựa trên tiếng bip của máy tính để xác định sự cố.

Tiếng bip của máy tính là gì?

bat benh qua tieng bip cua may tinh
Bắt bệnh qua tiếng bip của máy tính

Máy tính, sau một thời gian sử dụng, thường gặp sự cố. Đôi khi, máy tính sẽ thông báo cho bạn về những sự cố này thông qua tiếng bip ngắn hoặc dài, tùy thuộc vào loại lỗi. Những tiếng beep beep này phát ra từ một linh kiện có tên là Speaker được gắn lên Mainboard của máy tính với mục đích phát tín hiệu cho người dùng biết về tình trạng hoạt động của máy. Bài viết này Trung tâm Sửa máy tính sẽ giúp bạn hiểu cách bắt bệnh máy tính dựa trên tiếng bip của nó.

Tiếng bip máy tính khi khởi động bình thường

Lúc khởi động máy tính, bạn có thể nghe thấy một tiếng bip ngắn. Đây là tiếng bíp thông báo rằng máy tính của bạn đã khởi động ổn định và đang chạy bình thường. Nếu bạn nghe thấy tiếng bíp này, không có gì phải lo lắng.

Tiếng bip khi máy tính bị lỗi

Khi máy tính gặp lỗi, những tiếng bíp bíp bạn nghe thấy sẽ hoàn toàn khác theo từng trường hợp. Có thể là tiếp bíp dài hay những tiếp bíp bíp liên hồi theo thứ tự hoặc theo một quy luật riêng do nhà sản xuất quy định.

Tra cứu lỗi máy tính qua tiếng bip BIOS và CMOS

chip bios mainboard may tinh
Chip BIOS Mainboard máy tính

Hiện nay, mỗi hãng sản xuất mainboard sử dụng một loại chip BIOS riêng biệt và mỗi chip này có cách phát ra âm thanh riêng. Dưới đây là một bảng tra cứu lỗi máy tính qua tiếng bip của BIOS và CMOS với hai loại BIOS phổ biến là Phoenix và AMI. Các tiếng bíp của máy tính sẽ khác nhau theo từng loại dưới đây.

Lỗi tiếng bip của máy tính AMI (American Megatrends Inc.)

  • 1 tiếng bip ngắn: Máy tính khởi động bình thường, không có vấn đề gì để quan tâm.
  • 2 tiếng bip ngắn: RAM chưa được nhận. Kiểm tra và vệ sinh RAM cũng như chân RAM.
  • 3 tiếng bip ngắn: Tương tự như lỗi 2 tiếng bip ngắn, kiểm tra và vệ sinh RAM hoặc card VGA.
  • 4 tiếng bip: Có thể do bộ đặt giờ CMOS bị lỗi hoặc cần thay pin CMOS.
  • 5 tiếng bip ngắn: Cần kiểm tra RAM. Nếu có nhiều thanh RAM, thử từng thanh một để loại trừ thanh RAM bị lỗi.
  • 6 tiếng bip ngắn: Chip điều khiển bàn phím trên mainboard không hoạt động. Kiểm tra bàn phím và thử bàn phím mới.
  • 7 tiếng bip ngắn: CPU gặp sự cố. Thử tháo CPU, làm sạch chân CPU và kiểm tra lại.
  • 8 tiếng bip ngắn: Card màn hình bị hỏng. Vệ sinh và làm mát cho card màn hình hoặc thay card mới.
  • 9 tiếng bip ngắn: Lỗi BIOS. Thử nạp lại BIOS hoặc thay BIOS mới.
  • 10 tiếng bip ngắn: Lỗi CMOS. Thay pin CMOS hoặc cấu hình lại thời gian trong BIOS.
  • 11 tiếng bip ngắn: Chip bộ nhớ đệm trên bo mạch chủ bị hỏng. Cần kiểm tra và sửa chữa.

Lỗi tiếng bip của máy tính Phoenix

1-1-3: Không thể đọc thông tin cấu hình trong CMOS.

1-1-2: Lỗi trên mainboard.

1-1-4: Cần thay BIOS.

1-2-1: Lỗi chip đồng hồ và tỉ lệ cao hơn là chíp đồng hồ bị hỏng.

1-2-2: Mainboard gặp sự cố.

1-2-3: Mainboard gặp sự cố.

1-3-1: Mainboard cần thay thế, nhưng bạn có thể thử sửa trước.

1-3-3: Mainboard cần thay thế, nhưng bạn có thể thử sửa trước.

1-3-4: Mainboard gặp sự cố.

1-4-1: Mainboard gặp sự cố.

1-4-2: Kiểm tra RAM.

**2–: Tiếng bip kéo dài sau 2 lần bip thông báo rằng RAM gặp sự cố.

**3-1-_: Một trong số các chip trên mainboard bị hỏng. Có thể phải thay mainboard hoặc chip tùy tình trạng.

3-2-4: Chíp kiểm tra bàn phím gặp sự cố.

3-3-4: Máy tính không tìm thấy card màn hình. Thử cắm card vào khe khác hoặc thay card khác nếu có.

**3-4-_: Card màn hình không hoạt động.

4-2-1: Một chíp trên mainboard bị hỏng.

4-2-2: Kiểm tra bàn phím hoặc mainboard gặp sự cố.

4-2-3: Kiểm tra bàn phím hoặc mainboard gặp sự cố.

4-2-4: Một trong số các card bổ sung gắn trên mainboard bị hỏng. Thử rút từng thiết bị để xác định lỗi.

4-3-1: Lỗi mainboard.

4-3-2: Lỗi mainboard.

4-3-3: Lỗi mainboard.

4-3-4: Đồng hồ trên mainboard bị hỏng. Thay pin CMOS nếu cần.

4-4-1: Lỗi cổng nối tiếp. Thử cắm lại hoặc vô hiệu hóa nếu không cần thiết.

4-4-2: Tương tự như lỗi 4-4-1 nhưng liên quan đến cổng song song.

4-4-3: Chíp xử lý số gặp sự cố. Nếu nghiêm trọng, cần thay mainboard.

Vui lòng lưu ý rằng thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết chính xác sự cố của máy tính, bạn nên tham khảo ý kiến một kỹ thuật viên chuyên nghiệp hoặc dùng các phần mềm kiểm tra phần cứng máy tính.

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận